wWw.NhasiMientrung.Net
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

wWw.NhasiMientrung.Net

Cộng đồng Nha sĩ Miền Trung Việt Nam . Khoa Răng Hàm Mặt - Đại Học Y Dược Huế
 
Trang ChínhTrang Chính  Trang ChủTrang Chủ  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
iDentist
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_lcapTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Voting_barTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_rcap 
khoai_humg@@
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_lcapTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Voting_barTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_rcap 
mèo lười rhm
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_lcapTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Voting_barTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_rcap 
admin
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_lcapTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Voting_barTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_rcap 
DOMI
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_lcapTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Voting_barTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_rcap 
congthanh
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_lcapTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Voting_barTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_rcap 
nguyenphatdirector
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_lcapTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Voting_barTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_rcap 
noivongtaylon_na
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_lcapTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Voting_barTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_rcap 
Lethom123
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_lcapTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Voting_barTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_rcap 
black-jack
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_lcapTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Voting_barTrẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Vote_rcap 
Latest topics
» Vạch mặt những lý do tại sao vòng 1 nhỏ các chị em phụ nữ cần biết
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby thaitam79 Fri May 19, 2017 2:59 pm

» Nên nâng ngực ở đâu đẹp tại Hà Nội?
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby thaitam79 Wed May 10, 2017 4:28 pm

» Bí quyết tăng vòng 1 hiệu quả từ bột sắn dây
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby thaitam79 Fri May 05, 2017 1:44 pm

» Cạo vôi răng có tác dụng gì không?
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby thaitam79 Mon Apr 17, 2017 2:48 pm

» Hay chảy máu răng là dấu hiệu bệnh răng miệng nặng
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby thaitam79 Thu Apr 13, 2017 2:23 pm

» Chảy máu chân răng cần khám chữa ngay kẻo bệnh nặng
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby thaitam79 Wed Apr 12, 2017 2:22 pm

» Nên dùng thuốc tẩy trắng răng theo chỉ định của bác sĩ nhé
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby thaitam79 Wed Mar 29, 2017 2:51 pm

» Sự thật về hiệu quả của kem tẩy trắng răng
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby thaitam79 Fri Mar 24, 2017 3:56 pm

» Cần cạo vôi răng để răng miệng sạch khuẩn không viêm nhiễm
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby thaitam79 Thu Mar 23, 2017 11:04 am

» [MPLS] Video: Nắn chỉnh trật khớp thái dương hàm
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby quangdai281990 Mon Mar 20, 2017 11:56 pm

» Bà bầu bị rạn da ở tháng thứ mấy?
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby khoai_humg@@ Thu Dec 15, 2016 3:04 pm

» Kinh nghiệm khi lấy cao răng
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby lynhmark Fri Jun 24, 2016 9:30 am

» Các kỹ thuật chụp Xquang trong miệng trong Răng Hàm Mặt
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby thamkaka Thu Jun 23, 2016 10:39 pm

» Chỉnh nha chìa có đau không?
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby noivongtaylon_na Mon Jun 13, 2016 11:31 pm

» Cấy ghép implant và trồng răng sứ khác nhau ra sao?
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby noivongtaylon_na Wed Jun 08, 2016 1:04 am

» So sánh Kĩ thuật implant và cầu răng
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby noivongtaylon_na Sat Jun 04, 2016 11:56 am

» Kĩ thuật Implant là gì?Phục hình Implant là gì?
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby noivongtaylon_na Thu May 26, 2016 5:27 pm

» Đặc điểm các loại răng sứ thường dụng trong bọc răng sứ cho nha khoa.
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby noivongtaylon_na Thu May 19, 2016 12:50 am

» bọc sứ cho răng thẩm mỹ như thế nà
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby noivongtaylon_na Mon May 16, 2016 7:42 pm

» Một số vấn đề phải lưu ý sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Emptyby noivongtaylon_na Mon May 16, 2016 3:15 pm


 

 Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn

Go down 
Tác giảThông điệp
heniken172006
Binh nhất
Binh nhất
heniken172006


Join date : 25/03/2011
Tổng số bài gửi : 11

Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Empty
Bài gửiTiêu đề: Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn   Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn EmptyTue Apr 26, 2011 2:38 pm

Thường xuyên lấy cao răng, khi thấy tổn thương tạo
thành hố trên răng thì nên đi trám. Với răng khôn, nếu mọc ngầm trong
xương hoặc biến chứng nặng thì có thể phải nhổ... Đó là một số lời
khuyên của bác sĩ Trịnh Đình Hải, Giám đốc BV răng hàm mặt Trung ương .




- Cháu nhà tôi được 2 tuổi, cháu mọc được 16 cái
răng, vào buổi sáng miệng cháu rất hôi, cháu lại chưa thể đánh răng
được, tôi chỉ dùng khăn lau qua miệng cho cháu. Xin bác sĩ chỉ cho tôi
cách chăm sóc răng miệng cho cháu và làm thế nào để tránh sâu răng cho
cháu. (Nguyễn Thị Dung, 29 tuổi, Vũng Tàu)


- Ông Trịnh Đình Hải, Giám đốc Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương Hà Nội:

Trường hợp cháu 2 tuổi có 16 răng mà bị hôi miệng vào
buổi sáng có thể do sâu răng. Nếu cháu có răng sâu, nhất là các răng hàm
thì phải hàn răng (nếu có lỗ sâu trên mặt răng làm thức ăn lưu giữ
trong đó, gây mùi hôi hoặc tủy răng bị viêm, hoại tử cũng gây hôi).

Tốt nhất, chị nên đưa cháu đến cơ sở nha khoa khám để
được bác sĩ xác định đúng nguyên nhân gây hôi miệng và hướng dẫn cách
giữ vệ sinh răng miệng cho cháu.

Về cách chăm sóc răng cho trẻ, nên cho cháu uống nước
sau khi ăn hoặc uống/bú sữa. Việc dùng khăn làm sạch bề mặt răng là nên
làm. Lưu ý: Không nên để thức ăn nhất là các thức ăn có nguồn gốc gluxit
như đường, kẹo, sữa, socola... còn lưu giữ trên bề mặt răng, vì các
chất này nhanh chóng được chuyển hóa thành axit. Khi pH toan tính ở dưới
mức 5,5 là có thể gây hủy chất khoáng của men răng, làm sâu răng. Vì
vậy việc giữ cho bề mặt răng luôn sạch sẽ có tác dụng tránh sâu răng cho
cháu.

- Việc chăm sóc răng miệng tưởng như đơn giản
nhưng lại rất khó thực hiện đều đặn, nhất là với trẻ em, vì chưa có sự
tự giác như người lớn. Đồ ăn cho trẻ em bây giờ có rất nhiều chủng loại,
đặc biệt là kẹo, bánh, bánh snack và các loại đồ uống có chứa đường
khiến cho việc vệ sinh răng miệng của trẻ khó khăn hơn. Các bệnh nha
khoa thường có mầm mống từ khi còn bé, đến khi trưởng thành sẽ rất khó
để chữa trị và cải tạo. Vậy có những biện pháp nào chăm sóc răng miệng
cho trẻ để đạt được kết quả tốt nhất. (Phùng Khánh Ly, 31 tuổi, Hà Nội)

Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Tuyen-5
Ảnh: Hà Tuấn Anh.

- Ông Nguyễn Bảo Giang Châu, Giám đốc Chương trình Bảo vệ nụ cười Việt Nam:
Hiện nay, điều khó khăn nhất vẫn là hình thành thói quen chăm sóc răng
miệng đúng đắn cho các cháu bé. Và điều này cần sự hỗ trợ nhiều từ phía
phụ huynh và giáo viên. Điều cần thiết nhất là chị nên giúp cháu đánh
răng ít nhất 1 ngày 2 lần, buổi sáng sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ
vào buổi tối. Điều này sẽ làm giảm thiểu các bệnh răng miệng thường gặp
ở trẻ em.

Việc ăn các thức ăn chứa nhiều đường ở trẻ em thường
không được khuyến khích bởi các chuyên gia nha khoa vì đường tạo môi
trường cho vi khuẩn sâu răng phát triển, dễ dẫn đến bệnh sâu răng.

Chương trình Bảo vệ nụ cười Việt Nam đang có những
hoạt động giáo dục, chăm sóc vệ sinh răng miệng cho các cháu bé ở độ
tuổi tiểu học và mầm non, nhằm tạo thói quen chăm sóc răng miệng thông
qua việc đánh răng đúng và sử dụng những thức ăn có lợi cho răng miệng.
Tất cả những kiến thức về chăm sóc răng miệng chị có thể tìm hiểu thêm
thông qua trang web www.danhrangsangvatoi.com. Chúc chị tìm được phương pháp giáo dục vệ sinh răng miệng phù hợp với bé.

- Hiện có rất nhiều quảng cáo về kem đánh răng,
loại nào cũng cho mình là tốt? Vậy xin hỏi các chuyên gia loại nào đáng
tin dùng? Liệu dùng kem đánh răng không "phù hợp", có ảnh hưởng đến răng
miệng không? Với tôi, một số kem đánh răng có thể gây đau răng, sưng
lợi hoặc thậm chí viêm họng. Những loại kem đó có thương hiệu trên Việt
Nam và cả từ Mỹ hay Thuỵ Sỹ. Tôi chưa thấy nha sỹ nào nói về tác hại của
kem đánh răng mà đa phần đều nói tốt như chắc răng, diệt khuẩn tốt,
trắng răng... Xin chuyên gia có ý kiến. (Bảo Lộc, 29 tuổi, TP HCM)


- Ông Giang Châu: Hiện nay trên thị
trường có rất nhiều loại kem đánh răng khác nhau và có nhiều công dụng
khác nhau đều nhằm mục đích bảo vệ răng miệng và ngăn ngừa sâu răng. Các
loại kem đều có chứa những chất có lợi cho răng như flour, muối, chất
làm trắng răng... đều ở mức độ an toàn cho người sử dụng. Tùy theo loại
bệnh răng miệng đang bị mà bạn lựa đúng loại sản phẩm khuyến cáo sử dụng
cho loại bệnh đó.

Ví dụ, nếu đang bị nhiệt miệng nên sử dụng các loại
sản phẩm có thành phần được chiết xuất từ trà xanh hoặc răng bạn đang
ngả màu vàng vì các lý do khác nhau thì bạn nên chọn các loại kem có
chứa chất làm trắng răng. Bạn nên đến nha sỹ để kiểm tra tình hình sức
khỏe răng miệng của mình định kỳ ít nhất 6 tháng một lần và được tư vấn
nên sử dụng loại kem đánh răng nào có lợi cho bạn.

- Răng của tôi không trắng và tôi có ý định đi tẩy
trắng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc này sẽ gây tổn hại đến men
răng và sau đó răng sẽ bị xỉn, ngả sang một màu khác theo thời gian. 2)
tôi cũng có ý định đi niềng răng nhưng sau khi chụp phim thì phát hiện
có một răng bị nhiễm trùng và đã điều trị gần khỏi. Tuy nhiên, theo 1 số
người, việc niềng răng sẽ gây tổn hại đến sức khỏe. Thực sự, men răng
của tôi không tốt và dễ bị sâu răng nên tôi rất phân vân. Xin bác sỹ tư
vấn giúp. (Hoàng Lan, 29 tuổi, Hà Nội)


- Ông Trịnh Đình Hải: Như vậy răng
của bạn Hoàng Lan có hai vấn đề: Một là răng không trắng, hai là răng bị
lệch lạc (vì bạn có nhu cầu đi niềng răng, tức nắn chỉnh răng).

Về việc tẩy trắng răng, nếu được bác sĩ răng hàm mặt
điều trị thì sẽ được hướng dẫn để tránh các yếu tố có thể gây tổn hại
đến men răng. Nếu được hướng dẫn giữ gìn thì màu trắng của răng sẽ giữ
được lâu hơn. Vì vậy, nếu bạn còn băn khoăn về màu răng thì chọn đúng
bác sĩ nha khoa để được tẩy trắng.

Về ý định niềng răng (tức nắn chỉnh răng): Bạn có một
răng bị nhiễm trùng đã được điều trị vẫn có thể nắn chỉnh được. Việc
niềng răng đúng chỉ định và đúng phương pháp, đúng kỹ thuật sẽ không gây
tổn hại đến sức khỏe.

Khi nắn chỉnh răng, các răng của bạn sẽ được gắn các
dụng cụ như mắc cài, dây cung... làm khó giữ gìn vệ sinh răng miệng, nên
có thể gây sâu răng. Tuy vậy, nếu bạn được hướng dẫn và thực hiện cách
chải răng đúng và giữ vệ sinh răng miệng tốt, kiểm soát được mảng bám
răng thì sẽ đề phòng được sâu răng.

- Xin có 2 câu hỏi gửi ông Giám đốc Viện RHM TƯ :
1. Tôi bị viêm áp xe quanh răng , tôi đã đến Viện RHM khám và được cho
đơn thuốc uống nhưng uống theo đơn 5 ngày tuyệt nhiên không khỏi, xin
hỏi tôi phải đến đâu khám tiếp và uống thuốc gì?


2. Tôi và vợ tôi đều là CB, phải xin về trước 1
tiếng để đi khám nhưng có mặt tại Viện RHM lúc 16h 20 là không còn ai
làm việc (bằng chứng là ngày hôm qua 25/4/2011). Xin hỏi quy định của
Viện RHM là làm việc đến mấy giờ? Xin cảm ơn ông! (Minh Tuấn, 40 tuổi,
Sóc sơn, Hà Nội)


- Ông Trịnh Đình Hải. Trường hợp anh
đã được chẩn đoán là bị áp xe quanh răng mà uống thuốc 5 ngày không khỏi
thì anh nên quay trở lại bệnh viện để được xác định lại tổn thương và
điều trị tiếp.

Giờ làm việc của bệnh viện bắt đầu từ 7giờ 30 đến 16
giờ 30. Trong giờ hành chính, thì tất cả các khoa phòng của bệnh viện
đều tiếp nhận tất cả các quý bệnh nhân khám và điều trị các bệnh thuộc
lĩnh vực răng hàm mặt. Từ 16 giờ 30 cho đến 7 giờ 30 sáng hôm sau, bệnh
viện có bố trí nhiều kíp trực bao gồm, trực ở phòng khám, cấp cứu các
bệnh về răng miệng và hàm mặt, trực khu nội trú và trực tại khoa gây mê
hồi sức để có thể tiếp nhận và xử trí các trường hợp cấp cứu về răng
miệng và hàm mặt. Mặc dù tập trung ưu tiên giải quyết các trường hợp cấp
cứu nhưng những trường hợp không phải cấp cứu mà có các bệnh về răng
miệng thông thường chắc chắn vẫn được khám, điều trị hoặc hẹn điều trị
theo nhu cầu của người bệnh.

Trường hợp anh và phu nhân đến khám lúc 16 giờ 20 mà
không có người làm việc thì bộ phận đó đã vi phạm quy chế, xin anh vui
lòng cho biết đó là khoa nào, để chúng tôi xác minh lại và có biện pháp
điều chỉnh.

Trân trọng cảm ơn anh.
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Tuyen-1
Ảnh: Hà Tuấn Anh.

- Tôi bị lợi tụt khỏi chân một vài chiếc răng nên
trông rất khó coi khi cười. Xin bác sĩ nói cho tôi biết cách chữa trị
như thế nào cho phù hợp, nhanh. Vì tôi giờ đi làm nên rất bận, hầu như
không có thời gian đến bệnh biện khám. Cảm ơn bác sĩ (Hà, 27 tuổi, Hà
Đông, Hà Noi)


- Ông Trịnh Đình Hải: Trường hợp lợi
tụt để bộc lộ thân răng lâm sàng dài hơn có thể do răng bị lệch lạc hoặc
teo mô quanh răng, hoặc viêm quanh răng. Trường hợp bạn 27 tuổi thì
nhiều khả năng là do răng bị lệch lạc. Nếu vậy, bạn nên đến Bệnh viện
Răng hàm mặt trung ương (40 Tràng Thi, Hà Nội) để khám và điều trị nắn
chỉnh răng.

Trường hợp không phải do lệch lạc răng hoặc không có
viêm quanh răng, thì có thể phẫu thuật che phủ phần chân răng bị hở. Như
vậy dù bận bạn vẫn phải đến khoa Nha chu, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung
ương để được khám và điều trị.

- Bác sĩ cho tôi hỏi: việc cạo vôi răng được các
nha sĩ khuyên nên thực hiện sau 6 tháng, vậy việc cạo vôi răng có ảnh
hưởng đến răng miệng của mình như thế nào? Riêng tôi thấy việc cạo vôi
răng làm cho khoảng cách giữa các chân răng với nhau ngày càng cách xa
hơn, làm giảm thẩm mỹ của hàm răng, vậy việc cao vôi răng có nên thực
hiện nữa hay không? (Phạm Ngọc Huệ, 36 tuổi, Thái Nguyên)


- Ông Trịnh Đình Hải: Vôi răng còn
gọi là cao răng, và mảng bám răng gây nên tình trạng viêm lợi và viêm
quanh răng. Khi viêm quanh răng là tiêu xương ổ răng và tạo thành túi
lợi bệnh lý quanh răng, làm cho có mủ ở chân răng và răng lung lay. Nếu
nặng thì các răng có thể di lệch. Vì vậy, việc lấy vôi răng là rất cần
thiết.

Bạn thấy việc cạo vôi răng làm cho khoảng cách giữa
các chân răng với nhau ngày càng cách xa hơn, có thể được giải thích như
sau: giữa các răng bao giờ cũng có kẽ. Người trung niên và cao tuổi,
lợi bị co làm hở chân răng và kẽ giữa hai chân răng sẽ rộng hơn. Trường
hợp có cao răng thì cao răng sẽ che kín kẽ giữa hai răng, làm bạn hiểu
lầm là răng khít. Việc lấy cao răng không thể làm cho khoảng cách giữa
các răng ngày càng xa cách hơn, mà ngược lại sẽ giúp cho bạn vệ sinh
răng miệng tốt hơn, kiểm soát được mảng bám răng và giữ cho mô quanh
răng không bị viêm, giữ cho các răng không bị lung lay, di lệch, tức cột
chặt các răng, không để chúng cách xa nhau.

- Tôi bị mọc lệch răng số 8 bên phía trái, thi
thoảng bị tấy lên rất đau, bị sưng lệch hẳn một bên mặt... Tôi có đi
khám và được tư vấn nên nhổ nhưng thấy bảo nhổ răng số 8 rất nguy hiểm
vì động đến các dây thần kinh... Hơn nữa phải nằm viện để điều trị mất
vài ngày (điều kiện công việc không cho phép nghỉ nhiều). Gần đây, tình
trạng diễn ra càng nhiều và gần hơn. Xin bác sĩ cho ý kiến về trường hợp
của tôi. Xin cảm ơn bác sĩ (Bùi Phúc Thái, 30 tuổi, Lâm Đồng)


- Ông Trịnh Đình Hải: Răng số 8 hay
còn gọi là răng khôn, mọc ở trong giai đoạn từ 18 đến 30 tuổi. Do răng
mọc sau, trong trường hợp xương hàm thiếu chỗ, răng thường lệch gây biến
chứng, nhất là các răng khôn hàm dưới.

Khi xác định răng khôn không mọc đúng hướng, không
đúng vị trí thì nên nhổ càng sớm càng tốt bởi vì răng này có thể gây
biến chứng viêm quanh thân răng hoặc nặng hơn. Nhiều trường hợp còn gây
sâu mặt xa răng số 7 (có trường hợp răng số 7 không giữ được). Vì vậy
nhổ sớm sẽ giúp cho răng số 7 không bị ảnh hưởng.

Việc nhổ răng khôn là khó và hệ trọng hơn các răng
khác. Tuy vậy, cũng không quá lo ngại động đến các dây thần kinh. Trong
một số trường hợp mà răng khôn mọc ngầm trong xương hoặc biến chứng nặng
thì có thể phải nhổ răng trong phòng mổ, dưới gây mê. Vì vậy, bạn phải
sắp xếp thời gian cho việc điều trị răng khôn của mình.

- Thưa Bác sĩ! Trẻ 2-3 tuổi ta có thể vệ sinh răng
miêng bằng cách nào, khi trẻ chưa biết súc miệng và nhổ ra và có phải
đi khám răng định kỳ không? Rất cám ơn BS. (Đặng Văn Tuấn, 24 tuổi, Hà
Nội)


- Ông Giang Châu: Đối với trẻ ở độ
tuổi này anh nên sử dụng các loại dụng cụ đánh răng chuyên dùng cho trẻ
độ tuổi mầm non. Các loại kem này đều có nồng độ chất bảo vệ răng ở mức
độ an toàn nên nếu bé có nuốt vào cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phương pháp đánh răng được khuyến khích hiện nay là bé nên đánh răng ít
nhất 2 phút, không nên dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng để
chất flour trong kem được tồn tại trên răng của bé lâu hơn, có tác dụng
bảo vệ men răng cho bé. Ngoài ra, anh nên đưa bé đi khám răng định kỳ ít
nhất 6 tháng một lần.

- Bác sỹ tư vấn giúp tôi, tôi bị viêm nha chu rất
nặng, hở hết chân răng và rất nhiều cao răng. Xin bác sỹ cho hỏi là có
chữa được không và địa chỉ nào tốt nhất (tôi ở Hà Nội) cám ơn bác sỹ
(Đoàn Đức Long, 30 tuổi, Bắc Giang)


- Ông Trịnh Đình Hải. Trường hợp bị
viêm nha chu, hở chân răng và nhiều vôi răng là có thể điều trị được.
Anh có thể đến khoa Nha chu, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương (40b
Tràng Thi) để được điều trị.

- Bé mới mọc được 2 cái răng, thì có nên tập cho
bé đánh răng từ bây giờ không? Và làm cách nào cho bé không bị viêm răng
? (Nguyen Thi Ha, 27 tuổi, Vung Tau)


- Ông Giang Châu: Chị nên bắt đầu
chăm sóc răng cho bé ngay từ cái răng đầu tiên bằng các phương pháp và
dụng cụ thích hợp được khuyến khích bởi nha sĩ. Khi bé mới mọc 1,2 cái
răng chị đã có thể dùng bàn chải chuyên dụng để đánh răng cho bé.

Chị nên chăm sóc răng cho cháu thường xuyên, đánh răng
cho bé sau khi ăn và trước khi đi ngủ vào buổi tối sẽ giúp cho cháu
tránh được các bệnh răng miệng, trong đó có viêm răng.

- Cháu chỉ mới có 22 tuổi thôi, nhưng cháu phải
trồng hết 4 răng giả ở phía trước hàm trên, còn các răng cốm phía trong
đều sâu và viêm hết, gây ra chứng hôi miệng và hay sưng tấy lên, răng
ngả sang màu ố vàng. Răng hàm trên của cháu dần bị hô ra ngoài, răng hàm
dưới thì thưa, nói chung tình hình rất là tệ. Cho cháu hỏi là có cách
nào để khắc phục và có hàm răng đẹp hơn không ạ. (Linh, 22 tuổi, Củ Chi,
TP HCM)


- Ông Trịnh Đình Hải:

Một là, các răng cốm (miền Bắc gọi là răng hàm) bị sâu
thì phải đến bác sĩ nha khoa để được hàn các sớm càng tốt. Việc hàn
răng cốm không khó và cho kết quả tốt.

Hai là, về bốn răng giả ở phía trước hàm trên, tức các
răng cửa trên: Nếu là răng giả cố định thì bạn cần lưu ý chải răng để
kiểm soát mảng bám răng ở cổ răng vì khi có cầu chụp răng thì khó kiểm
soát mảng bám răng ở cổ răng và hay gây viêm lợi.

Ba là, bạn có các răng cốm bị viêm hết, hôi miệng, các
răng hàm dưới thưa, răng hàm trên bị hô ra ngoài... là các biểu hiện
của bệnh viêm quanh răng. Để giải quyết triệt để vấn đề này, bạn nên đến
cơ sở nha khoa để được điều trị và tư vấn chăm sóc dự phòng. Sau khi
loại bỏ được viêm quanh răng, thì tùy vào hiện trạng hàm răng của bạn để
lựa chọn giải pháp làm đẹp, ví dụ như: nắn chỉnh răng, làm lại các răng
cửa hàm trên, trám răng thẩm mỹ để thu hẹp các kẽ răng thưa hàm dưới...
Với trường hợp này, chúng tôi phải khám trực tiếp mới có thể đưa ra
giải pháp cụ thể tối ưu.

- Cháu họ tôi đang sống ở Singapore được tổ chức
khám chữa răng tại trường học 2 lần một năm, chứng tỏ họ rất quan tâm
đến vấn đề nha khoa học đường. Xin hỏi bác sĩ Châu là ở Việt Nam có
chương trình khám chữa răng nào dành cho các em học sinh hay không (
Nhat Minh, 44 tuổi)


- Ông Giang Châu: Hiện nay, Bộ Giáo
dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Y tế thực hiện chương trình Nha học
đường quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Y tế triển
khai trên toàn quốc với các hoạt động khám, chữa răng định kỳ...

Đồng thời, hai Bộ cũng phối hợp với Công ty TNHH quốc
tế Unilever Việt Nam, nhãn hàng P/S thực hiện chương trình Bảo vệ Nụ
cười Việt Nam triển khai khám và chữa trị kết hợp với giáo dục chăm sóc
vệ sinh răng miệng cho học sinh tiểu học và mầm non trên toàn quốc thông
qua các xe nha lưu động.
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Tuyen-4
Ảnh: Hà Tuấn Anh.

- Cháu 30 tuổi, mỗi lần bị lợi trùm lên răng hàm
dưới cháu không nhai được, ăn uống khó khăn, vì vướng vào lợi. Cháu muốn
hỏi bác sĩ làm cách nào để khắc phục bị lợi trùm? Cháu súc miệng nước
muối có được không và có đỡ đau hơn không? Thường bị lợi trùm trong
khoảng bao nhiêu ngày là hết bị lợi trùm. Cháu nghe nói là bị lợi trùm
thì cắt bỏ đi sẽ hết, nhưng có người lại bảo cắt đi rồi lại mọc cái mới,
cháu muốn hỏi trường hợp này ai đúng ai sai. Cắt bỏ lợi trùm có ảnh
hưởng gì đến việc sinh sản không? (Giang, 30 tuổi, Hà nam)


- Ông Trịnh Đình Hải: Trường hợp răng
khôn (răng số 8) hàm dưới thiếu chỗ, không thể mọc tới mặt phẳng cắn
như răng số 7 được và có vạt niêm mạc che phủ lên một phần mặt nhai của
răng mà bạn gọi là lợi trùm là khá thường gặp trên lâm sàng. Khi có lợi
trùm thì tạo nên một khoang lưu giữ thức ăn và gây viêm quanh thân răng
hoặc biến chứng nặng hơn.

Để xử lý trường hợp này, bạn cần đến cơ sở nha khoa để
được khám xem liệu răng khôn đó có giữ được không. Nếu không giữ được
thì nhổ càng sớm càng tốt. Trường hợp giữ lại được thì phải được cắt bỏ
toàn bộ phần vạt niêm mạc che phủ mặt nhai và phía mặt xa thân răng để
bộc lộ thân răng khôn. Có như vậy thì sẽ không lo bị "mọc lại cái mới"
như bạn nói. Cắt lợi trùm không ảnh hưởng đến sinh sản.

- Xin các chuyên gia cho em hỏi về chương trình
Bảo vệ nụ cười Việt Nam có đi đến các tỉnh thành để khám và chữa răng
miễn phí cho các em học sinh không ạ? Vì chương trình này rất cần thiết
đối với các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện đi khám răng
thường xuyên. (Trần Kim Ngân, 20 tuổi, Q.10, TP.HCM)


- Ông Giang Châu: Hiện nay, chương
trình Bảo vệ Nụ cười Việt Nam đã được triển khai rộng khắp trên toàn
quốc, đặc biệt là các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi nhu cầu
khám và chữa răng rất lớn. Cho đến nay, chương trình đã được triển khai
trên 12 năm, đã khám và chữa răng miễn phí cho hơn 5 triệu học sinh trên
toàn quốc, giáo dục chăm sóc vệ sinh răng miệng cho hơn 6,5 triệu học
sinh khối tiểu học và mầm non.

Chương trình vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời
gian tới và mở rộng đến nhiều nơi mà cộng đồng có nhu cầu lớn về chăm
sóc vệ sinh răng miệng nhưng điều kiện dịch vụ chăm sóc răng miệng còn
thiếu.

Mục tiêu của chương trình nhắm tới một thế hệ Việt Nam tương lai không sâu răng và "Bảo vệ nụ cười Việt Nam".

- Tôi bị thiểu sản men răng, men răng xấu, răng
mọc lệch, sâu răng, tôi mới sinh cháu được 3 tháng. Trước đây từng hàn
thẩm mỹ 4 răng cửa hàm trên nhưng một thời gian là bị bong ra. Tôi muốn
làm thẩm mỹ lại răng thì khi nào tôi có thể bắt đầu làm và nên dùng
phương pháp nào là phù hợp nhất. (Huyền, 29 tuổi, Hà Đông)


- Ông Trịnh Đình Hải: Trường hợp
thiểu sản men răng và men răng bị xấu mà bạn đã hàn thẩm mỹ bị bong, tôi
chỉ có thể tư vấn lựa chọn giải pháp tối ưu cho bạn khi được quan sát
trực tiếp.

Trường hợp có sâu răng, mặc dù bạn mới sinh cháu được 3
tháng, nhưng cũng nên đến cơ sở nha khoa để được điều trị càng sớm càng
tốt.

- Tôi nghĩ trách nhiệm giáo dục trẻ thói quen chăm
sóc răng miệng không chỉ là của cha mẹ, gia đình mà còn của thầy cô,
nhà trường. Vì mỗi ngày cháu gần như ở trên trường suốt. Vậy nhà trường
có cách nào để giúp trẻ làm quen với thói quen này? (Hồng Anh, 37 tuổi,
The Manor 2)


- Ông Giang Châu: Tôi hoàn toàn đồng ý
với ý kiến của chị, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé cần có
sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. Chính vì thế sẽ giúp cho
bé hình thành được thói quen chăm sóc răng miệng tốt. Vai trò của giáo
viên, nhà trường rất quan trọng trong thời buổi hiện nay vì họ ảnh hưởng
đến thói quen sinh hoạt của các cháu bé rất nhiều, trong đó có thói
quen giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Hiện nay, chương trình Bảo vệ Nụ cười Việt Nam đang
kết hợp với nhà trường để giáo dục vệ sinh răng miệng cho các cháu,
thông qua các hoạt động lồng ghép phù hợp giữa việc thực hành và vui
chơi của các cháu, như các vở kịch với các nhân vật được các cháu yêu
thích có nội dung chăm sóc răng miệng.

Ngoài ra, một số trường đưa chương trình chăm sóc răng
miệng trở thành khóa học thường xuyên cho các cháu, lồng ghép với các
hoạt động khám và chữa răng định kỳ.

- Cháu đang có bầu tuần thứ 34 nhưng răng bị sâu,
thường xuyên đau nhức buốt về đêm gây mất ngủ, mệt mỏi. Bác sĩ chỉ cho
thuốc chấm lợi và vitamin B2, vitamin C để chữa viêm lợi. Còn 2 chiếc
răng sâu, bác sĩ có nói là bị sâu vào tủy rồi,. Bác sĩ cũng có hàn tạm
thời vết sâu của một răng vào, vì nghi là tủy răng đã chết. Ngoài ra,
lợi của cháu thường xuyên bị chảy máu. Có cách nào hết đau trong giai
đoạn này không? Nếu cứ tình trạng này kéo dài cháu không biết có đủ sức
để sinh em bé nữa không. (Phương Thanh, 27 tuổi, Hà Nội)


- Ông Trịnh Đình Hải: Trường hợp răng
sâu mà bạn đã bị đau nhức buốt về đêm gây mất ngủ là răng đã bị viêm
tủy (không phải tủy chết vì tủy chết thì răng không còn cảm giác buốt
nữa). Như vậy bạn cần đến cơ sở nha khoa càng sớm càng tốt để được điều
trị tủy răng. Khi đã bị viêm tủy thì việc dùng thuốc chấm và các loại
vitamin không có tác dụng.

Về việc lợi của bạn hay chảy máu, đây là biểu hiện của
bệnh viêm lợi. Các thay đổi nội tiết trong thời kỳ bạn có bầu cũng là
điều kiện thuận lợi để tăng thêm viêm lợi. Bạn nên đến cơ sở nha khoa để
được điều trị và hướng dẫn cách tự chăm sóc kiểm soát mảng bám răng,
nhất là trong thời kỳ bạn đang mang bầu và nuôi con nhỏ sau này.

- Xin hỏi bác sĩ Châu, chương trình bảo vệ nụ cười
việt Nam dành cho đối tượng nào và làm sao để đăng ký tham dự vậy bác
sĩ? (Thien Thanh, 38 tuổi)


- Ông Giang Châu: Cảm ơn bạn đã quan
tâm đến chương trình Bảo vệ Nụ cười Việt Nam. Chương trình này được
triển khai đến các đối tượng trẻ em dưới 8 tuổi trong nhà trường và
trong cộng đồng, đây là độ tuổi thích hợp để hình thành thói quen chăm
sóc răng miệng đúng đắn.

Để tham gia, bạn có thể liên hệ với Sở Giáo dục và Đào
tạo của tỉnh, thành nơi bạn cư trú để đăng ký trực tiếp với chương
trình.

- Thưa bác sĩ mỗi ngày em đánh răng khoảng 4-5 lần
(sau các bữa ăn) và cứ ăn bất cứ cái gì là em lại đánh răng. Có người
nói đánh răng nhiều như vậy không tốt. Vậy em muốn hỏi bác sĩ điều đó có
đúng không. (Minh Huy, 21 tuổi, 50/2 đường 35 kp2 phường Linh Đông,
quận Thủ Đức, TP HCM)


- Ông Trịnh Đình Hải: Đánh răng sau
bữa ăn để giữ cho các bề mặt răng luôn sạch là rất tốt, giúp phòng tránh
sâu răng và viêm lợi. Tuy vậy, thông thường mọi người chỉ ăn 3 bữa
sáng, trưa và tối, do vậy, thông thường có thể đánh răng sau các bữa ăn
chính này. Trong một số trường hợp đặc biệt (không thường xuyên) thì
cũng nên đánh răng sau khi ăn ngoài ba lần nói trên. Nếu bạn sử dụng bàn
chải hợp lý (thay đúng kỳ hạn), kem đánh răng phù hợp và chải răng đúng
phương pháp thì không sợ mòn men răng. Tuy vậy, hằng năm bạn cũng nên
đi kiểm tra răng định kỳ để phát hiện tổn thương men răng, cũng như các
bệnh răng miệng khác.

- Con nít có nên dùng kem đánh răng của người lớn
không? Con trai năm nay 8 tuổi rồi, nên mình muốn bắt đầu tập cho bé
đánh răng loại của người lớn luôn, như vậy có được không bác sĩ ?
(Nguyễn Thị Mai, 36 tuổi, An Giang)

Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Tuyen-6
Ảnh: Hà Tuấn Anh.

- Ông Giang Châu: Các cháu bé được
khuyến cáo nên sử dụng các loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ vì nồng
độ flour phù hợp với cơ địa của các cháu (dưới 500 ppm). Con nhà chị
năm nay mới được 8 tuổi thì vẫn chưa phù hợp để sử dụng kem đánh răng
của người lớn cho đến độ tuổi 12. Trong trường hợp không có kem dành cho
trẻ em, chị có thể sử dụng kem của người lớn cho bé với dung lượng
tương đương với kích thước của hạt đậu cho mỗi lần sử dụng.

- Bị sâu răng có nhất thiết phải đi trám răng, hay
nặng hơn thì phải nhổ răng và trồng răng mới? Tôi bị sâu răng nhưng chỉ
đánh răng để không bị nặng thêm, còn lỗ hỏng do bị sâu răng cũng không
ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hay việc ăn uống nên tôi cứ để vậy. Xin bác
sĩ cho lời khuyên. (Nguyễn Thị Như Quỳnh, 23 tuổi, 493/60 CMT8,Q10, HCM)


- Ông Trịnh Đình Hải: Trường hợp sâu
răng đã thấy tổn thương tạo thành hố trên bề mặt răng thì nên đi trám
răng. Trong trường hợp này, chỉ đánh răng không thì chưa đủ.

Chỉ nhổ răng trong trường hợp tổn thương sâu phá hủy
nhiều mô cứng của răng. Đối với các răng trước, nếu mô cứng của thân
răng phá hủy nhiều vẫn có thể giữ lại được bằng cách phục hồi thân răng
tựa trên phần chân răng còn lại.

- Răng của con có những vết ố đen xung quanh chân
răng ở phía trong hàm, và những răng đều bị vàng không được trắng. Con
muốn hỏi bác sĩ là răng con bị gì và cách chữa ra sao, thưa bác sĩ.
(Huyền Trang, 21 tuổi)


- Ông Trịnh Đình Hải: Cháu mới 21
tuổi thì không thể nhìn thấy chân răng của các răng phía trong hàm được.
Có các vết ố đen ở thân răng là đã có biểu hiện của sâu răng rồi.

Vậy Huyền Trang nên đi khám bác sĩ nha khoa để xác định tổn thương.

Các răng bị vàng có thể có hai khả năng. Một là, do
các chất ngoại lai bên ngoài bám vào mặt răng như cao răng, mảng bám
răng, sắc tố thức ăn. Trường hợp này chỉ cần lấy cao răng, đánh bóng và
chải răng đúng phương pháp là có thể cải thiện được vẻ đẹp của hàm răng.
Hai là, màu vàng của răng là do bản chất của men răng. Nếu men răng
láng bóng không có tổn thương men thì việc tẩy trắng răng cũng là giải
pháp có thể lựa chọn trong trường hợp của cháu.

- Con trai tôi 3 tuổi, đánh răng không chịu dùng
kem vì kem nào cháu cũng kêu cay. Xin bác sĩ tư vấn loại kem đánh răng
nào ở VN dành cho các bé mà có vị ngọt? (Nguyễn Thanh Hải, 37 tuổi,
TPHCM)


- Ông Giang Châu: Theo tôi được biết
trên thị trường hiện có rất nhiều loại kem đánh răng dành cho trẻ em,
chị có thể tham khảo các loại khác nhau để chọn một mùi vị phù hợp với
bé nhất.

Nhưng theo tôi việc quan trọng nhất là chị nên khuyến
khích và giúp cháu làm quen với việc đánh răng mỗi ngày bằng nhiều cách
khác nhau để cháu nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh răng mỗi
ngày sẽ giúp cho trẻ tránh những bệnh răng miệng về sau. Điều này cũng
sẽ giúp cho cháu làm quen với các mùi vị của kem đánh răng.

- Chào bác sĩ, năm nay cháu 21 tuổi. Răng cửa
hàm trên của cháu bị thưa rất nhiều. Khoảng 5mm. Cháu nghe nói với tình
trạng của cháu chỉ có cách là bọc răng sứ. Tuy nhiên cách này sẽ phải
mài bớt răng gây đau buốt, hôi miệng về sau. Với tình trạng như cháu thì
có những cách chữa nào ạ? Cháu nên sử dụng cách nào? (Phương, 21 tuổi,
Vĩnh Yên)


- Ông Trịnh Đình Hải: Với trường hợp
của bạn, còn một giải pháp nữa có thể tốt hơn bọc răng sứ là nắn chỉnh
răng. Kéo các răng để đóng khoảng 5mm kẽ răng giúp cho răng không bị mài
và giữ được hình thể bản chất tự nhiên của răng và dễ dàng vệ sinh răng
miệng hơn, và chắc chắn răng không bị ê buốt và không hôi miệng về sau
như điều bạn lo ngại.

Để khẳng định chắc chắn về giải pháp tối ưu thì tôi phải được quan sát trực tiếp răng của em.

- Răng em đau và chảy mủ màu trắng. Sáng đánh răng
hay bị nôn. Lâu ngày không biết có sao không? (Cao Hoài Nam, 33 tuổi,
Thanh Sơn, Phú Thọ)

Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn Tuyen-7
Ảnh: Hà Tuấn Anh.

- Ông Trịnh Đình Hải: Răng của em bị
đau và chảy mủ trắng là em đã bị viêm quanh răng rồi. Khi viêm quanh
răng, thì xương ổ răng bị tiêu tạo thành túi lợi quanh răng. Túi lợi này
có thể sâu 3-7mm hoặc hơn. Mủ sẽ hình thành và đọng lại trong túi lợi,
thỉnh thoảng em sẽ thấy chảy mủ ra chân răng. Trong trường hợp này em
còn thấy mùi khó chịu, và buồn nôn.

Bệnh viêm quanh răng nếu không được điều trị sớm và
đúng cách thì sẽ tiến triển dẫn tới mất răng. Hơn nữa, các túi lợi quanh
răng còn là ổ nhiễm trùng tiềm tàng trong khoang miệng, cũng gây ra bất
lợi về sức khỏe cho em. Vì vậy em nên đi khám nha khoa để được điều trị
tích cực, kịp thời.

- Đề nghị bác sĩ cho biết răng giả (răng sứ) bao
lâu thì phải làm lại? Có làm lại trên 2 cầu cũ được không? Và đề nghị
bác sĩ hướng dẫn các giữ gìn, bảo dưỡng răng giả. Cảm ơn bác sĩ. (Hoàng,
36 tuổi, Hà nội)


- Ông Trịnh Đình Hải: Bạn có răng sứ,
tức răng giả cố định. Tùy theo từng trường hợp mà răng cố định có thể
duy trì hằng chục năm. Một số trường hợp cần làm lại như:

- Teo mô quanh răng, lợi co làm hở rìa cổ răng sứ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

- Các răng trụ bị tổn thương do tải lực ăn nhai quá mức.

- Viêm quanh các răng trụ.

- Viêm tủy răng hoặc viêm quanh cuống các răng trụ: phải điều trị tủy các răng trụ.

Thời gian làm lại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như
tình trạng các răng trụ, chất liệu răng giả, cách giữ gìn vệ sinh răng
miệng, thói quen ăn uống...

Trường hợp làm lại cầu răng: vì một lý do nào đó phải
tháo cầu mà các răng trụ còn lại vẫn tốt thì hoàn toàn có thể làm được
cầu răng trên các trụ răng cũ. Trường hợp các răng trụ bị vỡ hoặc viêm
quanh răng nặng thì có thể phải nhổ các răng này và việc phục hồi răng
lại phải tính đến phương án khác.

Khi đã có răng giả (cố định) thì việc chải răng để
kiểm soát mảng bám răng khó hơn. Bạn phải giữ vệ sinh răng miệng sao cho
phần cổ răng các răng trụ luôn được làm sạch để đề phòng viêm lợi và
sâu cổ răng các răng trụ.

Để đề phòng sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng và các
bệnh răng miệng khác, chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng, mà quan
trọng nhất là chải răng hằng ngày sau các bữa ăn và buổi tối trước lúc
đi ngủ. Việc chải răng đúng phương pháp và lựa chọn bàn chải, kem đánh
răng phù hợp giúp chúng ta có thể giữ được hàm răng tốt suốt đời, bảo vệ
được nụ cười Việt Nam rạng rỡ, tươi sáng.


Nguồn http://vnexpress.net
Về Đầu Trang Go down
 
Trẻ dưới 12 tuổi chưa nên dùng kem đánh răng người lớn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bạn đã đánh răng đúng cách hay chưa?
» Đặc điểm các loại răng sứ thường dụng trong bọc răng sứ cho nha khoa.
» Nhờ mọi người tư vấn về niềng răng
» Cạo vôi răng có tác dụng gì không?
» Nguyên nhân sâu răng và cách chữa.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
wWw.NhasiMientrung.Net :: TRAO ĐỔI CHUYÊN NGÀNH :: Răng Trẻ Em - Nha Khoa Cộng Đồng-
Chuyển đến